Bộ Công Thương cho rằng các dự án điện mặt trời mái nhà có hay không liên kết với lưới điện quốc gia đều phải quản lý chặt chẽ.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam.
Tại báo cáo này, Bộ Công Thương đã làm rõ hơn khái niệm “tự sản, tự tiêu” khi cho rằng đây là loại hình để tiêu thụ tại chỗ.
Bổ sung đối tượng là doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đã đề xuất ba mô hình phát triển nguồn điện này.
- Mô hình thứ nhất là hình thức điện mặt trời mái nhà để tự sản tự tiêu, tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác : Mô hình này sẽ áp dụng cho điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở, trụ sở doanh nghiệp, với diện tích mái nhà và quy mô công suất không lớn, có thời điểm sử dụng điện chủ yếu vào ban ngày.
- Mô hình thứ hai, sẽ bổ sung thêm đối tượng là điện mặt trời lắp đặt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, nhà xưởng...
- Mô hình thứ ba là không liên kết với lưới điện quốc gia, được Bộ Công Thương đề xuất nên ưu tiên phát triển.
Với cả ba mô hình, Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định quan điểm dù điện mặt trời mái nhà tự sử dụng, có hay không liên kết với lưới điện quốc gia thì Nhà nước vẫn cần phải quản lý. Việc này nhằm tránh phát triển tự phát, có thể gây phá vỡ quy hoạch.
Hình : Điện mặt trời áp mái được xây dựng trên hệ thống mái nhà tại khu công nghiệp nhà máy CS Bearing Việt Nam do Công Ty cp Công Nghiệp Xanh Việt Nhật làm EPC
Ngoài ra, bộ lo ngại nếu trong trường hợp khuyến khích phát triển dự án đấu nối và liên kết với lưới điện quốc gia có thể ảnh hưởng an toàn, an ninh và vận hành hệ thống điện.
Quản lý chặt điện mặt trời áp mái dù nối lưới hay khôngTrên cơ sở đó, Bộ Công Thương đề xuất hình thức, thẩm quyền ban hành cơ chế là nghị định của Chính phủ và theo trình tự, thủ tục rút gọn. Trong đó, cơ chế cho phép điện mặt trời mái nhà được liên kết với hệ thống điện (đấu nối sau công tơ) không phải thực hiện thỏa thuận đấu nối với ngành điện.
Điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng được liên kết với lưới điện, nhưng không phát điện lên lưới điện quốc gia, tổng công suất phát triển đến năm 2030 là khoảng 2.600 MW theo Quy hoạch điện 8.
Điện mặt trời tự sản tự tiêu không liên kết với lưới điện quốc gia được phát triển không giới hạn công suất, cho phép được bán điện cho tổ chức, cá nhân không thuộc EVN. Các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng điện mặt trời mái nhà thực hiện chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế phí, lệ phí.
Việc đầu tư phải đảm bảo hiệu quả, yêu cầu về an toàn điện, công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ. Địa phương sẽ được giao thực hiện việc quản lý, kiểm soát phát triển điện mặt trời mái nhà theo đúng yêu cầu và quy định của pháp luật.
BÁO CÁO CHI TIẾT (ĐÍNH KÈM)
Theo Báo Tuổi Trẻ
Bài viết khác
- Việt Nam tăng tốc kinh tế xanh (04-01-2024)
- Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng (08-12-2023)
- CIP ra mắt quỹ năng lượng tái tạo 3 tỷ USD đầu tư vào các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam (08-12-2023)
- Tham vọng bán tín chỉ carbon của ông lớn ngành gạo (20-11-2023)
- Tăng tốc chống thiếu điện (20-11-2023)
- “Cửa hẹp” với nhà thầu độc lập là doanh nghiệp nhỏ và vừa (20-11-2023)